Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các tin bài của NEWS-GLE.COM, hãy search trên Google với cú pháp: "từ khóa" + "newsgle". (Ví dụ: "báo mới newsgle"). Tìm kiếm ngay
703 lượt xem

Câu chuyện về người bán dừa, các bạn trẻ nên đọc một lần!

Mặc cả đã trở thành thói quen, thành “văn hóa mua bán” đặc trưng của nhiều người. “Bán hàng nói thách, làm khách mặc cả”. Không chỉ người bán, người mua, mà vô hình chung chúng ta đã tự tạo cho đối phương thói quen mặc cả. Chúng ta hãy cùng theo dõi câu chuyện “Người bán dừa” sau nhé !!!


câu chuyện về người bán dừa

Câu chuyện về người bán dừa !

Một cô gái hỏi: “Bao nhiêu tiền 1 trái dừa vậy ông?”

Ông già bán dừa trả lời cô ta: “Thưa cô 10 ngàn 1 trái”

Cô gái nói: “bán cho tôi 2 trái 15 ngàn được chứ. Không được tôi đi chỗ khác”

Ông già bán dừa trả lời: “cô lấy đi, 15 ngàn 2 trái. Tôi nghĩ như vậy cũng tốt rồi bởi vì cả ngày nay tôi chưa bán được cho ai cả”

Cô gái lấy 2 trái dừa và bỏ đi với cảm giác của một người chiến thắng. Cô ấy bước vào xe hơi và đi đón cô bạn, cả 2 cùng tới một quán ăn sang trọng.

2 cô gái ngồi xuống bàn và gọi những thứ họ thích. Họ chỉ ăn một ít và để lại rất nhiều thứ mà họ gọi ra.

Sau đó cô ta thanh toán hóa đơn. Hóa đơn là 850k, cô gái đưa 900k và nói với ông chủ quán: “khỏi thối”.

Sự việc này có vẻ rất bình thường đối với ông chủ quán giàu có. Nhưng nó rất đau đớn cho người bán dừa tội nghiệp.

Tại sao chúng ta thể hiện sự tính toán chi li khi chúng ta mua hàng của những người nghèo khổ tội nghiệp? Và tại sao chúng ta lại quá hào phóng với những người không cần sự hào phóng của chúng ta?

Mỗi lần một đứa trẻ nghèo đến với tôi để bán một cái gì đó đơn giản, tôi lại nhớ về ba tôi. Ba tôi thường mua những món đồ lặt vặt từ những người nghèo khó với giá cao, mặc dù ông không thực sự cần đến chúng. Có lần tôi thắc mắc hỏi ba về hành động “kỳ quặc” đó thì ba tôi nói: “đó chính là chân giá trị của cái gọi là từ thiện”.

Trong cuộc sống, ngoài câu chuyện của người bán dừa thì vẫn còn rất nhiều những tình huống trớ trêu như vậy xảy ra bởi thói quen “mặc cả” đã ăn sâu vào rất nhiều người, dù số tiền “tiết kiệm” được sau những lần mặc cả đó không lớn với người đó. Cũng có lúc, có người đi mặc cả từng đồng trong tình huống này, nhưng lại rất hào phóng trong những tình huống khác.

mua sắm hoa ngày 30 tết

Điển hình với hình ảnh những tiểu thương đập bỏ hết hoa, cây cảnh chiều 30 tết nguyên đán. Năm nay hình ảnh này được nhắc nhiều đến bởi là hiện tượng xảy ra đồng loạt, nhiều nơi, nhiều người làm vậy. Trước đó, manh mún một vài người cũng đã quyết phá bỏ hết chứ không chịu bán “rẻ như cho” chiều 30 tết.

Những năm trước đó, nhiều người dân đã “cố chờ” đến chiều 30 để được mua những chậu hoa, cây cảnh “rẻ như cho” bởi lúc đó họ có thể ra giá, và với tâm lý “bán được đồng nào hay đồng đó”, những tiểu thương, những người bán hàng đã chấp nhận “xả” hết còn về nhà ăn tết. Nắm được tâm lý này, nên người mua ra sức kỳ kèo ép giá.

Ngoại trừ một số ít những người nghèo không đủ điều kiện sắm cho mình những bó hoa đắt tiền trước đó, chỉ chờ chiều 30 để mua được những bông hoa giá rẻ, ngoại trừ những người tất bật công việc đến tận chiều 30 mới có chút thời gian ghé mua bó hoa về chưng tết, thì phần lớn những người cố chờ để mua hoa chiều 30 lại là những người “muốn mua giá rẻ”.

Câu chuyện về những cây hoa tết hay cả câu chuyện người bán dừa cũng đều có những ý kiến bàn luận trái chiều. Có người cho rằng như thế là sai, là không nên “ăn không được thì đạp đổ”, là phá đi công sức chăm nom suốt cả năm của người nông dân, là lãng phí, là vô trách nhiệm…

Số người ủng hộ thì cho rằng những hành động đó là đúng, để không xảy ra tình trạng “chờ chiều 30 mua hoa tết” như trên, thì người bán hàng cần giữ giá trị sản phẩm thà bỏ đi chứ không chịu bán rẻ, bán lỗ. Việc phá bỏ chứ không chấp nhận “bán rẻ như cho” đã làm cho sản phẩm họ mang đi bán vẫn giữ được nguyên giá trị.

Nhưng cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng “thuận mua vừa bán”, cũng không hẳn trước đó họ “hét giá” dẫn tới bị ế hàng, mà với họ đó là mức giá tương xứng với sản phẩm họ làm ra, và người mua “vừa lòng” mới chấp nhận bỏ tiền ra mua về…

Tóm lại: 

Chính tâm lý ưa mặc cả của người mua khiến cho người bán cũng phải dùng “thủ thuật”. Thường họ sẽ để giá cao hơn giá bình thường, “trừ” một khoảng cho người mua trả giá xuống là vừa. Do vậy không chỉ người bán, người mua, mà vô hình chung chúng ta đã tự tạo cho đối phương thói quen mặc cả.

Mặc cả đã trở thành thói quen, thành “văn hóa mua bán” đặc trưng của nhiều người. “Bán hàng nói thách, làm khách mặc cả”. Việc một người giàu khét tiếng, có thể vung tiền mua sắm những món hàng đắt tiền không có nghĩa là người ấy không hề mặc cả trong lúc mua bán. Do vậy việc cô gái trả giá từng ngàn cho mấy trái dừa nhưng lại hào phóng “bo” cho chủ nhà hàng cũng là điều dễ hiểu.

 – ST – 

5/5 - (8 bình chọn)

Thông báo chính thức: Trang tin NEWS-GLE.COM mời hợp tác đặt banner quảng cáo, bài viết quảng cáo trên Website với chi phí ưu đãi. Để biết chi tiết, vui lòng gọi Hotline hoặc chat Zalo.

Xin cám ơn !

Bài viết mới cập nhật:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang chủ
Tìm kiếm
Lên trên
Chia sẻ
Tải lại
Bình luận