Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các tin bài của NEWS-GLE.COM, hãy search trên Google với cú pháp: "từ khóa" + "newsgle". (Ví dụ: "báo mới newsgle"). Tìm kiếm ngay
304 lượt xem

02 việc quyết định họa hay phúc của một đời người, ai cũng nên biết để tự răn mình!

Phúc hay họa không phải ngẫu nhiên mà đến với chúng ta cũng bởi vậy mà người xưa có câu: “Cải mồ người chết không bằng cải nết người sống”. Phàm là người cao minh trước tiên luôn phải biết tự xem xét lại bản thân, không ngừng tu dưỡng tâm tính của tự thân mỗi ngày…Dưới đây là 02 việc quyết định họa hay phúc của một đời người, ai cũng nên biết để tự răn mình.


02 việc quyết định họa hay phúc một con người

Nguồn gốc của họa, phúc

Họa từ đâu mà ra ? Phúc từ đâu mà đến? Có người cho rằng thần thánh hoặc thượng đế có quyền năng ban phước, giáng họa cho con người bởi thế mà sinh ra việc khấn vái, cúng lễ, cầu xin các “đấng tối cao” vô hình này. Nhưng trên thực tế, phước hay họa đều là kết quả của những nghiệp nhân tốt hay xấu do chính bản thân con người tạo ra. Minh chứng cự thể rằng :

Những người tốt nghiệp bác sĩ chắc chắn không phải do ông trời, ông thần, ông thánh nào đó ban cho mà là do họ siêng năng học tập, nỗ lực phấn đấu, cố gắng hết mình mới có thể trở thành bác sĩ.

Những người nghiện rượu cũng không phải do ông trời, ông thần, ông thánh nào đó trừng phạt mà nguyên nhân khiến họ trở nên như vậy là do họ uống rượu lâu ngày thành quen, dần trở nên nghiện.

Những người ăn cắp bị ở tù chắc hẳn cũng không phải do ông trời, ông thần, ông thánh nào đó giáng họa. Họ phải ở tù là do chính họ đi ăn cắp, ăn trộm, tham lấy của người nên mới phải ở tù.

Những người mê cờ bạc không phải do ông trời, ông thần, ông thánh nào đó bắt họ mê. Họ như vậy là do chính họ buông lơi bản thân, tập nhiễm rồi thành ra say mê chứ hoàn toàn không có một đấng tối cao nào bắt họ phải mê trò cờ bạc đỏ đen này.

Như vậy, phước hay họa đều do chính con người tạo ra .

02 việc quyết định họa hay phúc của một đời người, ai cũng nên biết để tự răn mình

02 việc quyết định họa hay phúc một đời người

“Không nhiều chuyện phải lo nghĩa là phúc”

Sinh thời, tài nhân nổi tiếng thời nhà Thanh là Trịnh Bản Kiều từng để lại một câu: “Đọc nhiều sách cổ để mở mang tầm mắt, bớt xen vào chuyện người khác để nuôi dưỡng tinh thần”.

Người xưa quan niệm, thanh nhàn, vô sự được coi phúc phần. Chính vì vậy, cổ nhân Trung Hoa mới đem việc hưởng phúc gọi thành “hưởng thanh phúc”.

Nếu như một người cả ngày gặp phải đủ chuyện phức tạp, phiền lòng, việc này việc kia dây dưa không dứt, thì dù họ có sở hữu điều kiện vật chất tốt đến mức nào cũng sẽ khó có được sự vui vẻ.

Năm xưa, Trịnh Bản Kiều cả đời đem việc “nan đắc hồ đồ” làm lời răn. Ông quan niệm:

“Thông minh khó, hồ đồ khó, từ thông minh chuyển sang hồ đồ lại càng khó, buông tay ra, lùi một bước, lòng yên ổn, sau này không mong sự đền đáp”.

Ở tuổi 60, Trịnh Bản Kiều từng tự tay viết một câu đối thể hiện lý tưởng nhân sinh của đời mình, đại ý là: Chỉ cần trong túi có mấy đồng tiền dư, rượu trong bình còn đủ vài chén, gạo vẫn còn đủ ăn mấy bữa là có thể tự do tự tại hưởng thụ cuộc sống.

Ông cũng quan niệm: “Không vì chuyện nhỏ mà phiền lòng, tai không nghe vào mấy lời tranh chấp vô vị, mắt không nhìn thấy lợi ích thế tục, sống đến trăm tuổi vẫn có thể giữ cho mình tâm tính trẻ trung”.

Chính nhân sinh quan khoáng đạt, lạc quan này đã giúp nhà thư pháp họ Trịnh luôn giữ cho mình nội tâm ôn hòa, vui vẻ. Đó cũng chính là viên linh đan thần dược đem đến cho ông cuộc sống dài lâu.

02 việc quyết định họa hay phúc một người

“Đa nghi là họa”

Từ cổ chí kim, mọi đại họa đều bắt nguồn từ sự đa nghi, toan tính của lòng người.

“Cách ngôn liên bích” có câu: “Tài năng không đủ thì đa mưu, tri thức không đủ thì đa lo”.

Cổ nhân quan niệm, mọi mối họa trên đời đều do đa lo, đa nghi mà ra cả. Cho nên người xưa mới có câu “thánh nhân đãi kẻ khù khờ”, ngụ ý nói rằng người suy nghĩ càng đơn giản càng dễ có được vận mệnh tốt.

Những người từng có cơ hội đọc qua danh tác kinh điển “Hồng lâu mộng” hẳn đều không dễ quên một Vương Hy Phượng tài năng, khôn khéo. 

Thế nhưng sự thông minh ấy lại khiến bà phải tính toán đủ bề, tham công tiếc việc, sau cùng sức khỏe suy yếu, mất vì bệnh tật ở độ tuổi còn rất trẻ.

Thực tế, chúng ta càng nghĩ nhiều, càng toan tính, cuộc sống sẽ càng lúc càng trở nên mệt mỏi.

Người đơn giản, nghĩ ít sẽ chẳng tốn công làm những việc rắc rối, quanh co. Thay vào đó, họ chỉ chuyên tâm làm chuyện mình nên làm, nhờ vậy cuộc đời họ luôn nhẹ nhàng, đơn giản.

Suy nghĩ quá nhiều là một trong những nhược điểm dễ gặp của tính cách con người, cũng là cái mầm tai họa đẩy cuộc sống của chúng ta vào nơi bế tắc.

02 việc quyết định họa hay phúc một đời người

Chính vì vậy, thay vì cứ mãi âu lo nhiều bề, đa nghi nhiều việc, hãy tự khiến bản thân trở nên phong phú, hiểu biết.

Một người có kiến thức hạn hẹp, cả đời sẽ sống trong lo lắng, đề phòng, vĩnh viễn thiếu đi cảm giác an toàn.

Ngược lại, người sở hữu tri thức phong phú sẽ nhìn ra trọng điểm của mọi chuyện, chuyên tâm làm tốt bổn phận của mình.

Chỉ cần làm được một điểm này, mọi âu lo, sợ hãi, nghi hoặc của chúng ta hết thảy đều sẽ được hóa giải.

Trần Quỳnh/ Trí Thức Trẻ

5/5 - (9 bình chọn)

Thông báo chính thức: Trang tin NEWS-GLE.COM mời hợp tác đặt banner quảng cáo, bài viết quảng cáo trên Website với chi phí ưu đãi. Để biết chi tiết, vui lòng gọi Hotline hoặc chat Zalo.

Xin cám ơn !

Bài viết mới cập nhật:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang chủ
Tìm kiếm
Lên trên
Chia sẻ
Tải lại
Bình luận